Hố ga gia đình là thuật ngữ khá là quen thuộc với mỗi chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thoát nước thải. Hố ga bê tông được hiểu là bộ phận cấu kiện nằm ở vị trí phía dưới của cống thoát nước, mỗi hố ga đều được trang bị nắp đậy, đảm bảo cho quá trình nạo vét, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn trong quá trình sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của hố ga gia đình
Khi dòng nước chảy qua, chất thải, chất bẩn, rác rưởi, cát, đất trong dòng nước, vì có sức nặng lớn hơn nên sẽ bị chìm xuống phía dưới của hố ga, vốn được lắp đặt thấp hản so vơi toàn bộ đường cống, đường cống thoát vì thế mà có thể dễ dàng lưu thông, không để xảy ra tình trạng tắc, nghẽn ống.
Mỗi một đoạn cống nhất định, sẽ được trang bị 1 hố ga, và thay vì phải tiến hành vệ sinh cho cả mấy trăm mét cống, người ta chỉ cần thực hiện công tác nạo vét tại vị trí hố ga, loại bỏ tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức.
Tác dụng của hố ga
Ta vẫn biết hố ga bê tông là loại cấu kiện giúp chất thải lắng đọng, thế nhưng thực tế, nó còn có rất nhiều tác dụng khác, có thể kể đến như:
- Hỗ trợ làm vệ sinh đường ống nhanh chóng
- Hỗ trợ thu nước
- Thay đổi dòng chảy, góc độ chảy, độ dốc
- Là vị trí lắng đọng 1 phần hoặc toàn bộ các chất cặn lắng
- Hố ga còn là nơi giao nhau giữa nhiều đường ống, có tác dụng ngăn mùi từ cống nước thải bốc ra, bảo vệ môi trường sống.
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu thoát nước mưa trong điều kiện mưa lớn kéo dài.
- Dễ dàng hơn trong hoạt động thông, tắc, tu sửa, bảo dưỡng định kỳ đường ống và hố ga.
- Nâng cao độ bền cho kết cấu tổng thể của đường phố.
Hố ga thoát nước dùng trong gia đình
Thực tế, hố ga thoát nước dùng trong gia đình còn có một tên gọi quen thuộc hơn chính là bể phốt. Loại hố ga này có chức năng cơ bản là lưu giữ lại các chất thải dạng rắn, có thể phân hủy thành dạng lỏng sau một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ chảy vào hệ thống thoát nước chung của toàn khu vực.
Tiêu chuẩn thiết kế hố ga thoát nước thải dùng trong gia đình
Hố ga thoát nước dạng thông thường có kích thước trung bình khoảng 1m2 trở lên. Thế nhưng, nếu như đường ống thoát nước thải được trang bị nhiều hơn 1 hố ga, thì kích thước mỗi hố có thể thu hẹp lại.
Độ sâu của hố ga
Thực tế, độ sâu của hố ga là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng chất thải có thể lắng đọng lại trong hố. Độ sâu không được quá lớn, cũng không được quá nông, lý tưởng nhất là 1m đổ lại. Bởi nếu quá sâu sẽ gây khó khăn trong quá trình nạo vét, còn quá nông sẽ khiến lượng chất thải vô tình bị chảy trôi theo dòng nước.
Khoảng cách hợp lý giữa các hố ga
Để đảm bảo hố ga có thể hoạt động một cách hiệu quả, thì cứ trung bình 10m ống nên đặt 1 hố ga. Tại những vị trí đường ống dạng gấp khúc, hố ga sẽ phát huy được tác dụng của mình nhiều hơn so với việc lắp đặt các đầu nối chữ Y hoặc chữ T.
Theo đó, diện tích của mỗi hố ga lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào quy mô và tổng thể công trình
Cấu tạo của hố ga thoát nước thải?
Hố thu nước mặt đường:
- Lưới chắn rác: thường có kích thước tương đương với kích thước của hố ga, trung bình là 550 x 350 x 30 mm
- Kích thước L x B x H x D: 500 x 300 x 350 x70 mm
Hệ thống ngăn mùi:
- Hố thu nước: L x B x H x D: 500 x 400 x 1170 x 70 (mm)
- Cửa hai chặn: L x B x D: 830 x 450 x 40 (mm)
- Ống nối giữa hệ thống ngăn mùi và hố thu sẽ là 2 ống PVC 150.
Trong cuộc sống hiện đại, những trang bị như hố ga dường như là thứ không thể thiếu trong thiết kế tổng thể mỗi công trình, giúp môi trường được sạch sẽ, không gian được thơm tho, có tính thẩm mỹ cao, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
>>> Xem thêm:
- Vật liệu gang làm nắp hố ga là gì? Đặc tính cơ bản của gang cầu và gang xám
- Hố ga, nắp hố ga – những điều cần biết